Sơn dầu mờ đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề vững, kỹ thuật tốt. Vậy nên những thợ mới vào nghề thực hiện công đoạn này ahy mắc một số lỗi. Bài viết này giúp bạn bổ sung kiến thức pha chế và quy trình thực hiện hiệu quả nhất. Cũng như cách khắc phục các lỗi sơ đẳng trong quá trình sơn dầu bóng mờ.

Bề mặt sơn nổi hột, bong bóng nhỏ
Trước tiên, chúng ta cùng điểm qua lỗi hay gặp phải nhất với những anh thợ tay mơ. Vì lỗi này là do bạn pha sơn không đúng tỷ lệ, dẫn đến màng sơn khô quá nhanh. Tay chân lóng ngóng phun sơn quá nhanh gây nổi bọt trên bề mặt. Bạn chỉ cần khắc phục 2 vấn đề trên là được. Kỹ thuật sử dụng súng phun sơn thì cần thời gian mài giũa, nhưng pha chế sai là lỗi của bạn rồi.
Màng sơn bị mốc
Là sau khi hoàn thành sơn, mặt sơn không sáng bóng như mong đợi, thay vào đó là cảm giác mốc meo, bám bụi. Đây hoàn toàn là lỗi do chất lượng sơn kém, không chứa thành phần ngậm nước trong dung môi. Khi phun sơn xăng bay hơi nhưng lại không ngậm nước, tạo ra hiện tượng mốc meo trên mặt sơn. Vậy nên hãy lựa chọn sơn chính hãng, ở các đại lý tin cậy và được kiểm định bởi thợ sơn chuyên nghiệp.
Mặt sơn sần sùi
Đây cũng là một lỗi sơ đẳng của các thợ sơn mới vào nghề, hoặc những thợ sơn sơ sài. Không vệ sinh bề mặt một cách cẩn thận, còn bị bám bụi và dầu mỡ. Nên khi phun sơn lên, mặc dù là sơn dầu nhưng lại không căng mịn, sáng bóng. Mà lại bị những vết lồi lõm sần sùi như vỏ cam, hãy đặt cái tâm của mình vào nhé.
Xuất hiện vệt sơn theo đường súng sơn
Có 2 nguyên nhân cho trường hợp lỗi này. Thứ nhất là do tay nghề thợ sơn còn non, thao tác súng sơn không đúng, không đều. Tạo nên các đường lặp khi bắn súng sơn. Thứ hai là do loại sơn bạn đang dùng có dung môi bay hơi nhanh, kết hợp với thời tiết phòng sơn cao. Tạo sự chênh lệch giữa các đường sơn trước và sau. Giải pháp hữu hiệu là lựa chọn loại sơn dầu có dung môi bay hơi chậm.
Sơn bị bong tróc, nổi rộp
Để khắc phục vấn đề này, hãy làm sạch bề mặt sơn trước khi bắt đầu sơn. Xả nhám để sơn có thể bám dính vào bề mặt một cách chắc chắn. Kèm theo đó là tuân thủ các quy tắc pha chế và quy trình sơn do nhà sản xuất đề ra. Tránh việc pha quá nhiều tinh màu sẽ khiến hàm lượng đóng rắn giảm đi và không khô được.
Sơn lâu khô
Vấn đề này thường gặp vào những ngày thời tiết ẩm ương, nhiệt độ không khí thấp. Nếu ngoại lệ thì là do công đoạn pha chế của bạn đã có sai sót. Có thể là do pha nhầm chất đóng rắn giữa các dòng sơn. Hoặc trong dung môi có chứa nước, dung môi bay hơi mà nước thì không, khiến màng sơn dầu mờ khó khô hơn.
Để thi công sơn nhà đẹp cần rất nhiều tâm huyết và kỹ năng. Vậy nên bạn cần một đơn vị thi công sơn nhà chuyên nghiệp để đảm bảo cho công trình. Nếu bạn ở Hà Nội, đừng ngần ngại liên hệ hotline của công ty xây dựng Gia Tùng: 0834149999